Thứ Hai, 27 tháng 6, 2016

MÁY ĐO LƯU BIẾN CAO SU PRESCOTT KÈM ROTOR

MÁY ĐO LƯU BIẾN CAO SU PRESCOTT KÈM ROTOR  
Rheoline ODR - Oscillating Disc Rheometer

Lưu Biến Học Là Gì ?

Lưu biến học là bộ môn nghiên cứu sự biến dạng và dòng chảy của vật chất. Đây cũng là 2 tính chất quan trọng của vật liệu cao phân tử hoặc cao su. Lưu biến học cũng là công cụ kiểm soát chất lượng rất hiệu quả trong công nghệ cao su.

Có một thông số cơ bản của dòng chảy mà môn lưu biến học khảo sát, đó là độ nhớt. Độ nhớt của dòng chảy biểu thị trở lực của dòng chảy. Dòng chảy của vật liệu thực ra phân thành nhiều lớp có vận tốc khác nhau tạo ra lực cắt biến dạng giữa các lớp, tạo ra trở lực của dòng chảy.

Tính chất lưu biến học của cao su rất quan trọng. Thực tế là nếu cao su không thể biến dạng để tạo ra dòng chảy thì ta không thể chế biến được cao su (cán luyện, đùn…)

Người ta dùng máy Rheometer để khảo sát tính lưu biến của vật liệu.
Có 3 loại Rheometer cơ bản:
- Rheometer mao quản.
- Rheometer có rotor (ODR: Oscillating Disc Rheometer).
- Rheometer không rotor (MDR: Moving Die Rheometer).
Trong công nghệ cao su, thường chỉ sử dụng Rheometer ODR, MDR để đo dòng chảy của cao su..


Nguyên Tắc Đo Của Máy ODR như sau:
Mẫu cao su được đóng kín trong một khuôn được gia nhiệt ở nhiệt độ nhất định, trong đó có 1 rotor lắc qua lại ở một góc nhất định (thông thường là ±1o) ở tần số 1.67Hz (100 chu kỳ/phút). Lực cắt tác động lên rotor sẽ được đo và ghi trên một biểu đồ hoặc dữ liệu được truyền đến một máy vi tính để xử lý.
Loại MDR nguyên tắc hoạt động giống như ODR, chỉ khác là mặt khuôn dưới được kết hợp luôn với mặt rotor, vì vậy thể tích buồng mẫu nhỏ hơn nhiều, tốc độ gia nhiệt nhanh hơn nên kết quả đo chính xác hơn. 
Rheometer được sử dụng rộng rãi trong việc khảo sát tính chất của hỗn hợp cao su sau cán luyện.

=> Để biết thêm thông tin về Lưu biến và cách đo lưu biến trong cao su, các bạn có thể tìm hiểu bài đọc tại: http://mooney-prescott.blogspot.com/2016/05/luu-bien-hoc-cao-su-ung-dung-trong-cong.html


Máy Đo Lưu Biến Cao Su Prescott Kèm Theo Rotor- Rheoline ODR
Máy đo lưu biến học cao su có rotor đã nổi tiếng khắp nơi từ đầu những năm thập niên 60, 70. Nó là một trong những thiết bị đo lưu hóa nổi tiếng nhất trong ngành công nghiệp cao su và vẫn còn được sử dụng cho đến nay. Chúng ta đều biết rằng, với dòng máy đo lưu biến không kèm theo rotor thì hiệu suất và kết quả công việc gần như giảm đi 1/2 nên nhà sản xuất Prescott Instruments mới tìm tòi và nghiên cứu để đưa ra dòng sản phẩm kết hợp mới – Rheoline ODR (
Oscillating Disc Rheometer)
Rheoline ODR – Cuộc Cách Mạng Trong Việc Kiểm Soát Lưu Biến Cao Su Kèm Rotor
Prescott Instruments đã tạo nên một sự kết hợp hoàn hảo giữa các nguyên lý hoạt động truyền thống và công nghệ hiện đại nhất để tạo nên Máy đo lưu biến học có rotor, thiết bị được biết đến với tên gọi Rheometer ODR. Thiết kế hướng đến cách mạng hóa kiểu dáng cổ điển và mang đến sự biến đổi thành một thiết bị liền mạch, không mối nối, khi nâng cấp từ thiết bị đo lưu biến cũ không kèm theo Rotor – Moving Die Rheometer

Máy đo lưu biến học cao su ODR – Prescott được trang bị khuôn đúc nhỏ gọn với độ chính xác cao và cụm rotor. Bằng cách sử dụng một bộ vi xử lý trên nền tảng điều khiển PID, nhiệt độ khuôn được giữ nguyên một cách chính xác suốt quá trình kiểm tra. Mẫu vật liệu kiểm tra được đặt trên rotor và được đảm bảo đúng vị trí nhờ áp suất trục điều khiển.

Thiết bị được thiết kế dễ vận hành và bảo dưỡng. Biên độ dao động có thể được điều chỉnh cơ học tùy chọn từ 1°, 3° and 5°.

Thông số kỹ thuật
P Tiêu chuẩn đo: ISO 3417/ASTM D2984
P Kích thước khuôn: Khuôn đúc loại Micro có kèm Rotor, hoặc có thể thiết kế theo yêu cầu của khách hàng.
P Tần số dao động: 1.67Hz
P Biên độ dao động: 1.0°, 3.0°, 5.0° (cung cấp kèm theo một loại ví như tiêu chuẩn)
P Thang nhiệt độ: Nhiệt độ môi trường xung quanh tới 250 °C
P Bộ kiểm soát nhiệt độ: tích hợp công nghệ kiểm soát nhiệt độ 3PID, với độ chính xác ± 0.03°C
P Điện áp: Điện 1 pha 220/240V 50Hz | 110V 60Hz | 350 VA
P Khí nén: Khí được lọc, tối thiểu: 0.41 MPa | 60 psi | 4.14 Bar | 4.2 kg/cm
P Trọng lượng máy : 200kgs
P Kích thước máy: 575 x 570 x 1280 mm (Rộng x Dài x Cao)
Bạn là một nhà sản xuất hoặc đang công tác tại một công ty kiểm định độc lập và đang rất băn khoăn với các giải pháp về kiểm soát độ lưu biến cao su, xin hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn chi tiết

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Hotline 1: 0935.41.06.47

Hotline 2: 0168.435.2126
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://mooney-prescott.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Thứ Ba, 17 tháng 5, 2016

TỦ ĐO LÃO HÓA CAO SU – PLASTIC

TỦ ĐO LÃO HÓA CAO SU – PLASTIC
Wallace – MRPRA – O14

Giới Thiệu Tủ Đo Lão Hóa Cao Su

Tủ đo lão hóa cao su Wallace O14, đo độ lão hóa cao su theo tiêu chuẩn kiểm tra quốc tế cùng với máy độ độ dẻo cao su - plastic, cho phép người sử dụng xác định chỉ số duy trì độ dẻo PRI trong cao su thô tự nhiên.
=> Xem máy đo độ dẻo cao su tại : http://mooney-prescott.blogspot.com/2016/05/may-o-o-deo-cua-cao-su-plastic.html
Hoạt động với lớp vỏ bằng thép chắc chắn, thiết bị O14 như một bộ đỡ bằng nhôm kết hợp với các buồng chứa khay và đĩa đựng mẫu. Bộ làm nóng được bao bọc chung quanh bởi bộ đỡ và lớp cách nhiệt chất lượng cao phía trong lớp vỏ nhằm hạn chế tối đa thất thoát nhiệt.

Một bơm không khí với bộ lọc, cung cấp khí đã được đốt nóng từ trước tới buống chứa, được đặt trên tấm panel phía sau cho kết nối dễ dàng.
Mẫu kiểm tra được đặt trên đĩa tròn , sau đó đặt trong hốc khay chứa mẫu. Khi khay được đẩy vào, một chế độ định giờ liên tiếp được khởi động dành riêng cho buồng chứa đó.

Sau 30’ khi quá trình đo độ lão hóa kết thúc, bằng tín hiệu đổi màu sắc, ánh sáng hiển thị kế bên khay nhắc người vận hành cần thay mẫu thử. Nếu quá trình thực hiện bị vượt quá, ánh sáng sẽ đổi sang màu đỏ để chỉ dẫn cần loại bỏ mẫu. Nhiệt độ 140oC (theo tiêu chuẩn yêu cầu) được giữ nguyên bởi bộ phận kiểm soát PID, bộ phận này sẽ hiển thị nhiệt độ buồng chứa liên tục.
Thiết bị O14 được bảo vệ an toàn bởi một hệ thống cảnh báo, bộ phận này sẽ khởi động nếu nhiệt độ lý tưởng bị vượt quá hơn 10oC.


Thông số kỹ thuật
·        Kích thước: 279mm (w) x 490 (d) x 230 (h)
·        Khối lượng: 17kg
·        Kích thước buồng chứa: 50mm (w) x 12 (d) x 280 (h)
·        Số lượng buồng đốt nóng: 4
·        Số lượng đĩa đựng kèm theo mỗi khay: 4
·        Số lượng mẫu tối đa cho mỗi khay: 12
·        Số lượng mẫu tối đa cho thiết bị O14: 48
·        Nhiệt độ vận hành: 140 ± 0.2oC
·        Phục hồi nhiệt độ: 2’ tại 140oC sau khi đưa mẫu vào
·        Tiêu chuẩn: BS 903 Pt. A59, ASTM D3194

Bạn đang là một nhà sản xuất hoặc đang công tác tại một công ty kiểm định độc lập, và muốn được tư vấn giải pháp đo Mooney cho cao su, xin hãy liên hệ ngay về:

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Hotline 1: 0935.41.06.47

Hotline 2: 0168.435.2126
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://mooney-prescott.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Chủ Nhật, 15 tháng 5, 2016

MÁY ĐO ĐỘ DẺO CỦA CAO SU – PLASTIC

Giới Thiệu Máy Đo Độ Dẻo Mk V-P14 

Máy đo độ dẻo nhanh Wallace đo lường độ dẻo hay độ nhớt của cao su chưa lưu hóa. Thử nghiệm kiểm tra rất đơn giản, vệ sinh và nhanh chóng. Thiết bị đo được sử dụng cùng với Wallace MRPRA Ageing Chamber (Cat. Ref. O14) nhằm xác định chỉ số duy trì độ dẻo PRI trong cao su thô tự nhiên.

Thiết bị đo này là một trong bốn phiên bản máy khác nhau (vui lòng xem tính năng bên dưới) và mỗi loại đều có dao cắt mẫu. Thiết bị được gắn với trục cuốn trên đỉnh với đường kính 10mm, được lắp ráp và thiết kế để có thể dễ dàng thay thế. Trục thay thế trên đỉnh đường kính 7.3 và 14mm được cung cấp như phụ kiện kèm theo.

Nhiệt độ biến thiên của dòng này (P14/VT) mô tả đặc điểm của độ chảy trong hợp chất cao su nhân tạo không giống như những dòng máy khác, nhiệt độ trục của nó có thể dao động trong khoảng 60oC và 180oC. Đối với một số ứng dụng, P14/VT mang đến một giải pháp kiểm tra độ nhớt Mooney thay thế nhanh chóng, chi phí thấp.

Nguyên Lý Hoạt Động:

Nguyên lý trục nén song song biến đổi được sử dụng với giai đoạn hẹn giờ tự động “conditioning” và “load”. Một mẫu được nén giữa hai trục tròn - được giữ tại nhiệt độ 100oC. Mẫu yêu cầu giữ ở trang thái này trong 15s và độ dày 1mm. Sau đó tác động một lực nén 100N trong 15s. Độ dày cuối cùng của mẫu kiểm tra sẽ ở đợn vị 0.01mm, đây chính là tiêu chuẩn độ dẻo.

Quá Trình Kiểm Tra
Mẫu được chuẩn bị để sử dụng cung cấp cho dao cắt mẫu, sau đó được gắn kèm giữa hai tờ khăn lụa, như một cách xác định theo tiêu chuẩn quốc tế, trước khi đặt giữa hai trục. Giấy lụa ngăn vật liệu dính kẹt vào trục hay trơn tuột khỏi chúng.
Kết quả kiểm tra tự động được bắt đầu khi bấm nút vận hành
Quá trình giảm độ dày của mẫu thử được thực hiện bằng kỹ thuật số, làm đông lạnh, để đưa ra tiêu chuẩn độ dẻo tại cuối quá trình 15s.


Tính năng kỹ thuật chung:
·        Model: gồm có các Model như P14/1, P14/2, P14/3, P14/4
·        Điện áp: 90-264 VAC 47-63Hz
·        Nguồn điện tối đa: 110VA
·        Nhiệt độ trục: 100oC
·        Máy in kết nối tốc độ in cao
·        Bộ nhắc cân chỉnh và dịch vụ
·        Kiểm tra đơn giản, vệ sinh và nhanh chóng
·        220V, 50Hz
Đặc Điểm Dòng Chảy
Máy đo độ dẻo nhanh P14 mang đến quá trình vận hành tăng cường mạnh mẽ và khả dụng cho bốn phiên bản máy khác nhau. Tính năng chính của cả bốn phiên bản là cân chỉnh loại bỏ yêu cầu năng lượng khởi động bằng 0 – rất cần thiết cho quá trình cài đặt bằng tay. Khuôn đúc nhôm được sử dụng xuyên suốt nhằm đảm bảo độ cứng và độ ổn định. Tất cả phiên bản máy đều đáp ứng tiêu chuẩn trong nước và quốc tế


Model -14/1 – Dòng Model Cơ Bản:
·        Vận hành tự động hoàn toàn
·        Xây dựng quá trình phân tích
·        Chỉ dẫn nhiệt độ trục bằng đèn LED
Model -14/2– Dòng Model kèm theo máy in:
·        Máy in kết nối tốc độ in cao
·        Chế độ hoạt động đơn lẻ/trung bình
·        Dữ liệu xuất in ra dạng cột 24 đặc tính
·        Bộ nhớ ngày tháng
·        Có thể truy xuất lại những kiểm tra bị hủy
·        Cài đặt ngôn ngữ thay thế
·        Bổ sung tính năng phát hiện lỗi
·        In ra nhiệt độ trục
Model -14/3 – Dòng Model tích hợp lưu trữ dữ liệu và máy in:
  • Dữ liệu đầu cuối xuất ra và hiển thị
  • Máy in kết nối với tốc độ in cao
  • Dữ liệu xuất in ra dạng cột 24 đặc tính
  • Bộ nhớ ngày tháng
  • Hiển thị nhiệt độ trục liên tục
  • Khoảng thời gian vận hành có thể thay đổi
  • Mẫu và nhận dạng vận hành tự động với hậu số gia tăng
  • Có thể truy xuất lại những kiểm tra bị hủy
  • Cài đặt ngôn ngữ thay thế
  • Bộ nhắc cân chỉnh và dịch vụ
  • Phương pháp đánh giá PRI
Model -14/4 – Dòng Model có thể tự thay đổi nhiệt độ:
·        Tính năng kỹ thuật tương đương P14/3 và bổ sung:
·        Nhiệt độ trục có thể thay đổi từ 60°C – 180°C

Bạn đang là một nhà sản xuất hoặc đang công tác tại một công ty kiểm định độc lập, và muốn được tư vấn giải pháp đo Mooney cho cao su, xin hãy liên hệ ngay về:

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Hotline 1: 0935.41.06.47

Hotline 2: 0168.435.2126
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://mooney-prescott.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Thứ Năm, 12 tháng 5, 2016

LƯU BIẾN HỌC CAO SU & ỨNG DỤNG TRONG CÔNG NGHỆ CAO SU

Lưu Biến Học Là Gì ?

Lưu biến học là bộ môn nghiên cứu sự biến dạng và dòng chảy của vật chất. Đây cũng là 2 tính chất quan trọng của vật liệu cao phân tử hoặc cao su. Lưu biến học cũng là công cụ kiểm soát chất lượng rất hiệu quả trong công nghệ cao su.

Có một thông số cơ bản của dòng chảy mà môn lưu biến học khảo sát, đó là độ nhớt. Độ nhớt của dòng chảy biểu thị trở lực của dòng chảy. Dòng chảy của vật liệu thực ra phân thành nhiều lớp có vận tốc khác nhau tạo ra lực cắt biến dạng giữa các lớp, tạo ra trở lực của dòng chảy.

Tính chất lưu biến học của cao su rất quan trọng. Thực tế là nếu cao su không thể biến dạng để tạo ra dòng chảy thì ta không thể chế biến được cao su (cán luyện, đùn…)

Người ta dùng máy Rheometer để khảo sát tính lưu biến của vật liệu.
Có 3 loại Rheometer cơ bản:
- Rheometer mao quản.
- Rheometer có rotor (ODR: Oscillating Disc Rheometer).
- Rheometer không rotor (MDR: Moving Die Rheometer).
Trong công nghệ cao su, thường chỉ sử dụng Rheometer ODR, MDR để đo dòng chảy của cao su..

Nguyên Tắc Đo Của Máy ODR như sau:
Mẫu cao su được đóng kín trong một khuôn được gia nhiệt ở nhiệt độ nhất định, trong đó có 1 rotor lắc qua lại ở một góc nhất định (thông thường là ±1o) ở tần số 1.67Hz (100 chu kỳ/phút). Lực cắt tác động lên rotor sẽ được đo và ghi trên một biểu đồ hoặc dữ liệu được truyền đến một máy vi tính để xử lý.


Loại MDR nguyên tắc hoạt động giống như ODR, chỉ khác là mặt khuôn dưới được kết hợp luôn với mặt rotor, vì vậy thể tích buồng mẫu nhỏ hơn nhiều, tốc độ gia nhiệt nhanh hơn nên kết quả đo chính xác hơn. 


Rheometer được sử dụng rộng rãi trong việc khảo sát tính chất của hỗn hợp cao su sau cán luyện.

Đường Cong Lưu Hóa
Thông thường người ta dùng Rheometer để khảo sát đường cong lưu hóa của hỗn hợp cao su ở một nhiệt độ nhất định, thường là nhiệt độ gia công của hỗn hợp.


Từ đường cong lưu hóa, ta xác định được các thông số sau đây:
ML (moment xoắn cực tiểu):
Trên biểu đồ là điểm Qmin. ML đặc trưng cho độ nhớt của hỗn hợp ở nhiệt độ khảo sát. ML đặc trưng cho khả năng chế biến của hỗn hợp, tương tự như độ nhớt Mooney. ML càng thấp thì độ dẽo của hỗn hợp càng thấp.
MH: moment xoắn cực đại (module của hỗn hợp sau khi đã lưu hóa). MH đặc trưng cho tính năng cao su đã lưu hóa. MH càng cao -> cao su càng cứng/ cường lực càng cao.

Ts1 (thời gian chảy):
Ts1 là thời gian để moment xoắn của hỗn hợp tăng lên được 1 đơn vị kể từ ML. Ts1 là khoảng thời gian hỗn hợp cao su duy trì trạng thái chảy trước khi đi vào trạng thái đóng rắn. Ts1 càng dài, hỗn hợp cao su càng dễ điền đầy khuôn, đặc biệt là các loại khuôn có hoa văn phức tạp. Ts1 càng dài làm hỗn hợp cao su an toàn hơn khi chế biến, giảm hiện tượng tự lưu. Tuy nhiên nếu Ts1 quá dài sẽ làm tăng thời gian lưu hóa, giảm năng suất sản xuất và có thể gây khuyết tật bọt khí trong sản phẩm.

Đối với các hỗn hợp cao su kết dính với vải mành, sợi thép, kim loại, thời gian chảy của hỗn hợp cao su càng dài càng tăng lực kết dính.
Đối với các sản phẩm có nhiều thành phần hỗn hợp cao su, nhiều loại vật liệu kết hợp với nhau (ví dụ: vỏ xe các loại), TS1/TC10 của các hỗn hợp nếu khác nhau quá nhiều sẽ làm các thành phần không kết dính được với nhau tốt.

TC10 (thời gian chảy):
TC10 là thời gian để moment xoắn tăng được 10% của (MH-ML). TC10 về bản chất tương tự như Ts1, chỉ khác nhau về công thức tính.

TC50
TC50 là thời gian để moment xoắn tăng được 50% (MH-ML).

TC90 (thời gian lưu hóa)
TC90 là thời gian để moment xoắn tăng được 90% (MH-ML). Đây được xem là thời gian lưu hóa tối ưu của hỗn hợp cao su. Thời gian này giúp ta xác định được thời gian lưu hóa của sản phẩm. 
Để xác định thời gian lưu hóa của sản phẩm dùng công thức kinh nghiệm sau: 
T lưu hóa (phút)= (bề dầy lớn nhất của sản phẩm(mm))/2 + TC90.

Trong đó: TC90 được đo bằng máy MDR. Nếu TC90 được đo bằng máy ODR thì thời gian lưu hóa tính được sẽ được trừ đi 3 đến 5 phút.

Tuy nhiên cần kết hợp với phương pháp trên với phương pháp xác định điểm lưu hóa blow point để xác định được thời gian lưu hóa thích hợp cho sản phẩm. Để xác định blow point, người ta lưu hóa sản phẩm ở nhiều khoảng thời gian khác nhau và giảm dần khoảng thời gian này. Ở mỗi khoảng thời gian, sản phẩm được cắt ra để quan sát mặt cắt bên trong. Điểm blow point là khoảng thời gian mà mặt cắt bắt đầu xuất hiện các bọt khí nhỏ li ti. Thời gian lưu hóa được xác định là điểm blow point cộng thêm khoảng 20%.

Rheometer & Quá Trình Cán Luyện
Ngoài việc xác định các thông số cơ bản của hỗn hợp giúp ta thiết kế các đơn pha chế phù hợp, rheometer còn giúp kiểm soát chất lượng quá trình cán luyện, ví dụ: xác định các mẻ cán có đạt các tiêu chuẩn đã xác định, xác định độ đồng đều giữa các mẻ cán.
Hiện nay, các máy Rheometer thường trang bị thêm cả phần mềm phân tích các số liệu đo của các mẻ cán, xác định được năng lực quá trình Cp, Cpk theo phương pháp SPC (Statistical Process Control, Kiểm soát quá trình bằng phương pháp thống kê). Từ kết quả Cp, Cpk, ta xác định được quá trình có năng lực hay không để có các hành động cải tiến.

ĐỘ NHỚT MOONEY
Độ nhớt Mooney được đo bằng máy đo độ nhớt Mooney. Thông số này cũng là một trong các thông số quan trọng của hỗn hợp cao su. Về cơ bản, máy đo độ nhớt Mooney có nguyên tắc hoạt động gần giống như máy Rheometer. Máy dùng để xác định độ nhớt Mooney của hỗn hợp cao su, thang đo từ 0-100.
MS1+4(100oC): độ nhớt Mooney đo ở 100oC, 1 phút dự nhiệt, đo giá trị độ nhớt ở phút thứ 5, đo bằng rotor lớn (L).


MS1+4(100oC): độ nhớt Mooney đo ở 100oC, 1 phút dự nhiệt, đo giá trị độ nhớt ở phút thứ 5, đo bằng rotor nhỏ (S).

Người ta thường đo độ nhớt Mooney của hỗn hợp cao su sau khi cán luyện. Độ nhớt Mooney của hỗn hợp ảnh hưởng đến các quá trình chế biến sau cán luyện: ví dụ ép xuất, cán tráng, ép tiêm. Độ nhớt Mooney càng cao thì hỗn hợp cao su càng cứng, càng khó chế biến. Tuy nhiên độ nhớt Mooney quá thấp cũng dễ gây phế phẩm. Xác định độ nhớt Mooney phù hợp tùy thuộc vào quy trình chế biến, công nghệ sản xuất riêng của từng nhà máy.

T5 (125oC): thời gian mà độ nhớt Mooney tăng lên 5 đơn vị so với giá trị min, ở 125oC. Đây là thời gian tự lưu của hỗn hợp (scorch time). T5 này càng dài, hỗn hợp càng an toàn khi chế biến.

T35 (125oC): thời gian mà độ nhớt Mooney tăng lên 35 đơn vị so với giá trị min, ở 125oC. Đây là thời gian lưu hóa của hỗn hợp.

Tóm lại, hỗn hợp sau cán luyện là đầu vào của các công đoạn chế biến sau này: ép xuất, cán tráng, lưu hóa… để tạo ra sản phẩm cuối cùng. Đầu vào nếu được kiểm soát tốt sẽ tránh được các phế phẩm ở công đoạn sau. Và để kiểm soát được, ta cần hiểu rõ các tính chất lưu biến của hỗn hợp và có các thiết bị đo phù hợp.
                                     
                                      (Nguồn: Trần Minh Khải – Cty CP Cao Su Thái Dương)

Bạn đang là một nhà sản xuất hoặc đang công tác tại một công ty kiểm định độc lập, và muốn được tư vấn giải pháp đo Mooney cho cao su, xin hãy liên hệ ngay về:


Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Hotline 1: 0935.41.06.47

Hotline 2: 0168.435.2126
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://mooney-prescott.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.

Thứ Tư, 11 tháng 5, 2016

CAO SU & ĐỘ NHỚT MOONEY CỦA CAO SU


Cao Su & Tầm Quan Trọng Của Cao Su

Cao su là một hợp chất hữu cơ có độ co giãn cao, chúng có thể kéo dài ra gấp 8 lần so với chiều dài ban đầu.Chúng được trồng đầu tiên tại Brazil, và có lịch sử đến nay đã hàng trăm năm.
Mặc dù hiện tại giá thành của cao su trên thị trường đang bị biến động khá lớn, nhưng 1 thực tế không thể phủ nhận là tầm quan trọng và những ứng dụng rộng rãi của chúng trong đời sống, sản xuât công nghiệp, y tế….ví dụ như : các đường ống dẫn xăng dầu, các vòng đệm, phốt cơ khí trong công nghiệp công nghiệp, hay đệm cao su…là những sản phẩm mà bạn dễ dàng bắt gặp nhất.


Độ nhớt Mooney Của Cao Su:

Độ nhớt Mooney là một chỉ tiêu rất quan trọng và quyết định  trong việc đánh giá chất lượng sản phẩm cao su CV (constant viscosity: độ nhớt ổn định). Độ nhớt  Mooney “Mooney vicosity” hiểu đơn giản là độ cứng, mềm của sản phẩm mủ

Độ nhớt Mooney là một tính chất thường được sử dụng để mô tả và giám sát chất lượng của cả cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp.  Nó xác định khả năng kháng lại sự chảy của cao su ở một tốc độ xoắn tương đối thấp. Độ nhớt Mooney được đo bằng máy đo độ nhớt Mooney (Mooney Viscosity).

Các Điều Kiện Đo Độ Nhớt Mooney


Khi lựa chọn một thử nghiệm Mooney, người ta phải xác định các điều kiện sau đây: 
1. Có cán hoặc không cán mẫu thử. 
2. Nhiệt độ thử 
3. Thời gian làm nóng 
4. Thời gian thử. 
5. Kích thước của rotor.

Các polymer thô có thể được cán (hoặc không cán) trước khi chạy phép thử độ nhớt. Điều đó rất quan trọng vì việc cán mẫu trước khi thử luôn có ảnh hưởng lên kết quả thử, thử nghiệm vật liệu polyme thô không cán sẽ giúp cải thiện đáng kể độ lặp lại của phép thử. Điều này sẽ cải thiện độ nhạy của phép thử đối với các thay đổi thực sự diễn ra bên trong một cao su thiên nhiên hoặc tổng hợp. 

Độ lặp lại của mẫu cao su được cán rất tệ so với những ghi nhận tương tự của mẫu không cán. Đôi khi, độ lặp lại từ các mẫu được cán gần như tệ hơn gấp đôi so với các mẫu cao su không cán. Tuy nhiên, việc cán mẫu trước khi thử lại có thể phù hợp đối với những mẫu thử cần được loại bỏ không khí trong mẫu hay cần củng cố các phân tử cao su…Nếu kết quả thử là của một mẫu không cán thì kí hiệu “U” nên được đặt ở phía trước của “ML” khi trình bày kết quả thử để phân biệt nó với kết quả của một mẫu được cán.

Khi thực hiện phép thử độ nhớt Mooney, điều quan trọng là nên sử dụng một nhiệt độ tiêu chuẩn xác định. Độ nhớt Mooney sẽ giảm theo sự gia tăng của nhiệt độ thử nghiệm. 
Nhiệt độ thử tiêu chuẩn của phép thử độ nhớt Mooney là khoảng 100 độ C. Tuy nhiên, EPM hoặc EPDM có thể chứa một nồng độ tinh thể nhỏ, chúng cần được chảy trước khi giá trị độ nhớt Mooney cuối cùng được ghi lại. Vì vậy, ASTM D 1646 yêu cầu các polyme EPM / EPDM phải được thử nghiệm ở khoảng 125 độ C. 

Thời gian làm nóng và thời gian chạy cũng phải được xác định. Một độ nhớt Mooney ML (1 + 4) – 1 phút làm nóng với rotor không quay và 4 phút thử với rotor quay là điều kiện thử được sử dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, một phép thử ML (1+ 8) cũng được cần cho cao su butyl (IIR) và cao su halobutyl (BIIR và CIIR). 


Phương Pháp Đo Độ Nhớt Mooney


Về cơ bản, máy đo độ nhớt Mooney có nguyên tắc hoạt động gần giống như máy Rheometer. Máy dùng để xác định độ nhớt Mooney của hỗn hợp cao su, thang đo từ 0-200 MU.
·         ML1+4(100 oC): độ nhớt Mooney đo ở 100 oC, 1 phút dự nhiệt, đo giá trị độ nhớt ở phút thứ 5, đo bằng rotor lớn (L).
·         MS1+4(100 oC): độ nhớt Mooney đo ở 100 oC, 1 phút dự nhiệt, đo giá trị độ nhớt ở phút thứ 5, đo bằng rotor nhỏ (S).

Người ta thường đo độ nhớt Mooney của hỗn hợp cao su sau khi cán luyện. Độ nhớt Mooney của hỗn hợp ảnh hưởng đến các quá trình chế biến sau cán luyện: ví dụ ép xuất, cán tráng, ép tiêm. Độ nhớt Mooney càng cao thì hỗn hợp cao su càng cứng, càng khó chế biến.

Tuy nhiên độ nhớt Mooney quá thấp cũng dễ gây phế phẩm. Xác định độ nhớt Mooney phù hợp tùy thuộc vào quy trình chế biến, công nghệ sản xuất riêng của từng nhà máy.
Cấu tạo cơ bản của máy đo độ nhớt Mooney là roto và khuôn hình trụ chứa mẫu. Mẫu được đặt vào phần trên và dưới của roto và mâm đóng với áp suất xác định. Nhiệt độ của khuôn và mẫu được duy trì một cách chính xác trong quá trình đo nhờ bộ vi mạch dựa trên bộ điều khiển PID.

Roto quay với vận tốc cố định 2 vòng/phút (2 rpm) và thông qua hệ thống chuyển đổi chính xác được đặt dưới khuôn, moment xoắn đặt lên đầu roto được tính và ghi lại dưới dạng file dữ liệu. Máy đo độ nhớt Mooney được trang bị đầy đủ các bộ phận hỗ trợ cần thiết tùy theo nhu cầu người dùng cho phép đo cho nhiều loại chất dẻo hiệu quả và nhanh gọn.

Bạn đang là một nhà sản xuất hoặc đang công tác tại một công ty kiểm định độc lập, và muốn được tư vấn, hiểu rõ hơn về sản phẩm, xin vui lòng liên hệ về:

Mr. Lê Tuấn Thi – Sales Manager
Hotline 1: 0935.41.06.47

Hotline 2: 0168.435.2126
Email: 
kevintst99@gmail.com
Yahoo: 
tuanthi_2003@yahoo.com
Website: 
http://mooney-prescott.blogspot.com/
Công ty TNHH TM-DV-KT T.S.T
180/28/39 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Quận Bình Thạnh, TPHCM.